I. Dùng URL thu thập dữ liệu, kết nối dễ dàng để Google nhanh chóng phát hiện và phân tích cú pháp.
Mục đích của chúng ta là làm sao để các “con bọ” từ máy chủ Google tìm ra được trang web, hiểu nội dung hiển thị dưới dạng văn bản, hiểu mọi hình ảnh, video hay bất kỳ thứ gì xuất hiện trên trang web của mình, để sau đó lưu trữ vào mục lục website của chúng. Đó là việc tối quan trọng. Nếu không có quá trình này diễn ra thì mọi khâu làm việc sau đó đều chẳng còn nghĩa lý gì hết.
II. Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khoá luôn là công việc mà SEOer nào cũng phải thực hiện đầu tiên. Chúng ta phải biết và nắm bắt những từ, những thuật ngữ mà người dùng sử dụng để tìm kiếm, nhằm thỏa mãn mục đích của họ. Và nhiệm vụ mà trang web của bạn chính là đưa ra những thông tin giúp người dùng giải quyết được thắc mắc hay vấn đề của họ.
Cũng chính vì thế, chúng ta cần đến những từ khóa chính, và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu có thêm một bộ từ khóa phụ, để trùng khớp nhất với mục đích của người tìm kiếm. Những từ ngữ, cụm từ này phải liên quan đến nhau và phục vụ cùng một nội dung. Khi đó, bạn sẽ có hai bộ từ khóa nhằm tối ưu hóa trang web của mình.
III. Điều tra SERP để tìm ra yếu tố mà Google cho là có liên quan đến từ các từ khóa tìm kiếm
Bạn hãy thực hiện điều tra SERP, nghĩa là hãy tiến hành một vài tìm kiếm trên Google để thấy kết quả, và tìm hiểu yếu tố mà Google cho là có liên quan đến đến các từ khóa tìm kiếm đó. Theo Google thì nội dung nào phù hợp với tìm kiếm của người dùng? Bạn đang muốn tìm kiếm nhu cầu của khách hàng, liệu có còn mảnh ghép nào bị thiếu hay không.
Nếu bạn tìm ra được một lỗ hổng, ví dụ: có một vấn đề mà chưa ai thực hiện, giải đáp, mà bạn biết rõ rằng nhiều người cần lời giải đáp cho vấn đề đó, bạn có thể ngay lập tức lấp đầy lỗ trống đó và optop bảng xếp hạng.
IV. Phải có một người hoặc một đội ngũ đáng tin cậy, có quan hệ rộng để phát triển nội dung tương ứng với mục đích của người dùng, và làm tốt công việc của mình hơn những người xuất hiện trên trang tìm kiếm đầu tiên.
Có ba yếu tố then chốt. Đầu tiên, chúng ta cần một người hoặc một nhóm người thực sự đáng tin cậy, có nhiều mối quan hệ để sáng tạo nội dung. Vì sao? Vì nếu làm được việc đó, chúng ta sẽ phát triển, chúng ta có kết nối, chúng ta dễ dàng chia sẻ các mối quan hệ xã hội, các nội dung của chúng ta sẽ trở nên đáng tin trong mắt người tìm kiếm lẫn khách viếng thăm trang web, và thậm chí là cả trong mắt Google. Vậy nên, tôi khuyên rằng bạn hãy khẩn trương hoàn thành công việc này.
Tiếp theo, chúng ta muốn phục vụ mục đích của người dùng và giải quyết câu hỏi của họ, thì ta bắt buộc phải làm nhiệm vụ đó tốt hơn những trang web khác trong trang đầu tiên của Google, nếu không thì cho dù chúng ta có tối ưu hóa đến mấy, Google cũng chẳng nhận ra đâu, bạn hiểu chứ? Nếu khách hàng nhận thấy kết quả của bạn không bằng những trang web khác, họ sẽ đánh giá những trang web kia cao hơn.
Chúng ta sẽ nói về schema và các loại markup khác sau. Nhưng snippet là vấn đề hết sức quan trọng trong SEO, bởi chính nỗ lực của bạn sẽ quyết định chúng hiển thị trong kết quả tìm kiếm ra sao. Cách Google hiển thị kết quả của bạn sẽ xác định được rằng người ta có muốn click chuột vào trang web của bạn hay không. Snippet là cơ hội để bạn tuyên bố rằng: “Hãy click chuột vào tôi, đừng vào những người khác.” Nếu bạn tối ưu hóa được điều này: kết hợp những từ khóa phù hợp nhu cầu của người dùng, đồng thời dẫn dắt người ta click vào trang web, bạn sẽ giành chiến thắng.
VI. Kết hợp thông minh các từ khóa bậc một, bậc hai và những từ liên quan.
Các từ khóa liên quan là các từ có kết nối về mặt ngữ nghĩa, bằng chứng quan trọng để Google thấy rằng nội dung trang web của bạn có liên quan đến tìm kiếm của người dùng là đây – trong phần nội dung chữ viết. Tại sao tôi lại nhắc đến nội dung chữ viết ở đây? Bởi nếu như bạn tích hợp hình ảnh, video hay một dạng thức nào đó mà Google khó phân tích, thì họ không đếm xỉa đâu. Google sẽ không tính đó là nội dung thực sự trong trang web, và bạn phải chứng minh với họ rằng trang web của mình có những từ khóa liên quan.
VII. Nếu được, hãy sử dụng rich snippets và schema để làm tăng khả năng hiển thị kết quả.
Không phải ai cũng làm được điều này. Nhưng trong một số trường hợp, ví dụ như khi bạn xuất hiện trong bản tin mới của Google, hoặc trường hợp bạn có trang web nấu ăn thì hãy sử dụng tối đa hình ảnh, hay khi bạn có câu trả lời trực tiếp (featured snippet), hay là khi bạn có rich snippets về du lịch, về các chuyến bay, thì quá tốt rồi. Hãy tận dụng mọi cơ hội mà mình có.
VIII. Tối ưu hóa để trang web tải càng nhanh càng tốt, và trông thật đẹp.
Ý tôi ở đây là đẹp về thẩm mỹ, đẹp về giao diện người dùng và đẹp trong trải nghiệm của người dùng, hãy để khách hàng chiêm ngưỡng và thực hiện các thao tác một cách dễ dàng, hoàn thiện mọi tính năng, khiến chúng trở nên nhanh gọn, và an toàn. Bảo mật cũng là một yếu tố quan trọng. HTTPS không phải thứ duy nhất, nhưng là thứ mà Google hết sức để ý, và HTTPS là mối quan tâm lớn nhất trong năm 2016 và 2017. Chắc chắn điều này sẽ còn tiếp diễn trong năm 2018 này.
IX. Bạn cần tìm câu trả lời thích đáng cho câu hỏi: Ai sẽ giúp bạn lan truyền và tại sao?
Khi bạn tìm ra được lời đáp, đó là một danh sách cụ thể những người, những tổ chức sẽ giúp đỡ bạn lan truyền trang web của mình, bạn sẽ phải đưa ra những đường link, bạn sẽ phải truyền miệng, lan tỏa danh tiếng của trang web trên mọi webiste và mọi phương tiện truyền thông, để Google và mọi người nhìn thấy rằng trang web của bạn là hữu dụng.
Nếu hoàn thành tất cả những điều trên, bạn sẽ có một màn chinh phục bảng xếp hạng ngoạn mục trong năm 2018. Chúng tôi rất mong nhận được những bình luận, đóng góp và bổ sung từ các bạn, và đừng ngại tweet cho chúng tôi nhé.
Vậy là chúng ta đã kết thúc 9 yếu tố ảnh hưởng tới việc SEO website trên Google, thay mặt tạp trí Whiteborad Friday cùng đội ngũ VietMoz cảm ơn những người đã đồng hành trong năm 2017 vừa qua. Hi vọng trong năm 2018 tới, tất cả các SEOer đều có thể chinh phục được bảng xếp hạng của Google một cách dễ dàng.
Tác giả: Ngọc Hà
Nguồn: moz.com
Biên tập bởi vietmoz.net